Trồng răng sứ bắc cầu có ưu điểm mang đến khả năng ăn nhai tốt, chi phí thấp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể những câu hỏi liên quan như trồng răng sứ bắc cầu có tốt không, độ bền được bao lâu, có bị tiêu xương hàm không,… mọi người cùng theo dõi nhé.
Mục lục
1. Trồng răng sứ bắc cầu là gì?
Trồng răng sứ bắc cầu hay làm cầu răng sứ là hình thức phục hình răng cố định bằng cách thay thế chiếc răng đã mất, giúp hoàn thện cả về thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai cho bệnh nhân.
Khi thực hiện, bác sĩ sử dụng 2 chiếc răng bên cạnh răng đã mất để làm trụ. Sau đó dùng mão sứ được gọi là cầu răng chụp lên trên giúp che đi khoảng trống răng bị mất. Nhịp cầu này sẽ có thể gồm từ 2, 3 hay 4 răng gắn liền nhau. Điều này ngoài khôi phục lại khoảng trống còn ngăn ngừa tình trạng lệch khớp cắn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Tuy nhiên một điểm cần lưu ý khi trồng răng sứ bắc cầu là cần mài bớt một phần răng thật ở hai bên mới đảm bảo đặt được mão sứ lên trên. Do vậy phần men răng sau khi áp dụng phương pháp này sẽ không thể phục hồi như trước.
2. Các loại trồng răng sứ bắc cầu hiện nay
Có 3 loại trồng răng sứ bắc cầu phổ biến hiện nay là: cầu răng sứ truyền thống, cầu răng sứ cánh dán và cầu răng sứ nhảy.
Cầu răng sứ truyền thống
Cầu răng sứ truyền thống được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Để thực hiện, bác sĩ mài nhỏ 2 răng bên cạnh làm trụ cầu trước khi đặt mão, tạo thành cầu răng sứ cố định lên trên.
Ưu điểm của cầu răng sứ truyền thống là nhỏ, nhẹ, không ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai của bệnh nhân. Tuy nhiên hạn chế là phần men răng được dùng làm trụ sẽ bị mài nhỏ để bọc sứ nên khó phục hồi như trước.
Cầu răng sứ cánh dán
Cầu răng sứ cánh dán chủ yếu sử dụng cho vùng răng trước, được tạo thành từ một dải kim loại các răng giả gọi là cánh dán. Cánh dán này cố định với răng trụ nhờ xi măng chuyên dụng của nha khoa. Hai đầu khoảng mất răng là nơi cố định cánh dán, trong khi ở giữa là răng giả. Với người bị khớp cắn chéo hoặc khớp cắn sâu không thể áp dụng phương pháp này vì khó cho hiệu quả cao.
Ưu điểm của cầu răng sứ cánh dán là chỉ cần điều chỉnh đường viền của răng trụ và chi phí thực hiện tiết kiệm hơn nhiều so với cầu răng truyền thống. Tuy nhiên hạn chế, phần kim loại của cầu răng cánh dán sẽ thường xuống màu theo thời gian khiến cho càng về sau răng trụ càng bị tối màu.
Cầu răng sứ nhảy
Cầu răng sứ nhảy áp dụng cho vị trí mất răng cửa hoặc vùng răng bên- nơi thường ít chịu tác động của lực nhai. Cấu tạo của sản phẩm này tương tự như cầu răng sứ truyền thống, chỉ khác là phần trụ răng chống đỡ sẽ chỉ nằm ở 1 bên thay vì cả 2 bên như phương pháp truyền thống.
3. Ưu điểm và hạn chế của trồng răng sứ bắc cầu
Trồng răng sứ bắc cầu cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng mà mọi người nên tìm hiểu cụ thể dưới đây.
Ưu điểm của trồng răng sứ bắc cầu
– Phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ
Xét về mặt thẩm mỹ, cầu răng sứ được thiết kế và tạo hình phù hợp với dáng hàm, cùng màu sắc tự nhiên như răng thật. Bởi vậy khi giao tiếp sẽ không để lộ ra bạn đã phục hình răng.
Xét về chức năng ăn nhai, cầu răng sứ có độ chịu lực tốt giúp bạn ăn uống thoải mái hơn, không cần kiêng khem nhiều như hàm giả tháo lắp.
– Thời gian thực hiện nhanh
Để làm cầu răng sứ, bạn chỉ cần tới nha khoa từ 2- 3 lần trong thời gian ngắn là có thể hoàn thiện quy trình này. Ngoài ra, răng sứ cũng nhanh chóng tương thích với cùi răng và môi trường khoang miệng. Chỉ sau vài ngày, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường.
– Chi phí tiết kiệm
Chi phí làm cầu răng sứ cũng rất tiết kiệm. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào vật liệu sứ được lựa chọn để làm cầu răng. Do vậy nhiều người yêu thích phương án này hơn khi bị mất răng thật.
Hạn chế của trồng răng sứ bắc cầu
– Khả năng ăn nhai giảm dần
Thời gian đầu, lực ăn nhai của cầu răng sứ có thể đạt khoảng 60- 70%. Tuy nhiên càng về sau thì trụ cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên khả năng ăn nhai giảm dần. Sau khoảng 7- 10 năm bạn cần thay cầu răng mới.
– Mức độ xâm lấn cao
Một hạn chế khác của làm cầu răng sứ là cần mài các răng thật xung quanh để làm trụ cầu. Như vậy, răng sẽ bị xâm lấn và không thể phục hồi như trước.
– Không ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm
Trồng răng sứ bắc cầu chỉ thay thế cho phần thân răng mà không can thiệp đến xương hàm. Theo thời gian, vị trí mất răng dần bị tiêu xương dẫn đến nhiều biến chứng như tụt nướu, hóp má, lộ chân răng, da nhăn nheo chảy xệ,…
Giải đáp chi tiết: Làm cầu răng sứ có bền không?
4. Trồng răng sứ bắc cầu có tốt không?
Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ cả ưu điểm lẫn hạn chế của trồng răng sứ bắc cầu, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về phương pháp này. Nếu điều kiện sức khoẻ các răng lân cận được đảm bảo, khoảng mất răng không quá dài, bác sĩ thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, cầu răng được bảo quản, giữ gìn tốt thì làm cầu răng sứ cũng là lựa chọn tốt với nhiều người. Tuy nhiên nếu sức khoẻ răng lân cận không đảm bảo hoặc gặp các vấn đề khác thì bạn nên chọn phương án tốt hơn, ví dụ như cấy ghép implant.
Nhiều người quan tâm: Trồng răng implant có đau không? Có nguy hiểm không?
5. Những trường hợp nên trồng răng sứ bắc cầu
Phương pháp làm cầu răng sứ để bù răng bị mất được bác sĩ áp dụng từ lâu và mang đến hiệu quả tích cực. Hiện nay với sự phát triển vượt trội của ngành vật liệu nha khoa, chất liệu sứ có tính chất gần như răng thật, chịu được lực nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ tốt. Nếu đang nằm trong một các trường hợp sau, bạn có thể suy tính đến việc làm cầu răng sứ.
– Bị mất một hoặc hai răng liền kề
– Các răng bị mất xen kẽ nhau
– Bị mất một hoặc vài chiếc răng cửa
– Bị mất răng nhưng không muốn lắp răng giả hay cấy ghép implant.
Ngoài ra, để quyết định có thực hiện được cầu răng sứ hay không, bác sĩ còn dựa vào các yếu tố khác như:
– Cầu răng được chọn làm trụ cầu phải đảm bảo khoẻ mạnh, chắc chắn
– Phần lợi xung quanh răng trụ không bị viêm
– Phần lợi ở vùng mất răng phải săn chắc
– Các răng hàm đối diện ở trong tình trạng tốt
– Các trụ implant được bám chắc bởi xương hàm và được tính toán kỹ để mang cầu răng
– Tình trạng toàn thân khỏe mạnh hay bệnh toàn thân đã được điều trị ổn định
6. Một số câu hỏi liên quan đến trồng răng sứ bắc cầu
– Trồng răng sứ bắc cầu có an toàn không?
Trồng răng sứ bắc cầu cần mài 2 răng bên cạnh và làm cầu răng 3 đơn vị dính lại với nhau. Bởi vậy các răng kế bên phải đủ vững chắc để làm điểm tựa cho răng đã bị mất. Việc làm cầu răng sứ có an toàn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Vị trí răng đã mất phù hợp với việc phục hình răng bằng cầu răng sứ
- Sau khi phục hình răng phải có độ sát khít tốt
- Sử dụng mão răng sứ có chất lượng tốt, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
- Bác sĩ thực hiện làm cầu răng sứ phải có trình độ, chuyên môn cao, kinh nghiệm phong phú. Trang thiết bị hiện đại.
– Trồng răng sứ bắc cầu có đau không?
Nhiều người băn khoăn không biết làm trồng răng sứ bắc cầu có đau không? Theo bác sĩ, trong quá trình thực hiện bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau nhức. Điều này là do trước đó, bác sĩ đã gây tê với liều lượng thích hợp, làm mất cảm giác tạm thời nên bạn sẽ thấy yên tâm hơn.
Sau khi thực hiện xong, thuốc tê bắt đầu giảm và hết tác dụng, người bệnh mới cảm nhận cơn đau nhức khó chịu. Đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường sau khi bắc cầu răng. Bạn có thể sử dụng phương pháp chườm đá lạnh quanh vùng má, uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ trong vài ngày đầu là sẽ ổn nhé.
– Trồng răng sứ bắc cầu có đảm bảo sức khỏe ăn nhai không?
Như đã chia sẻ một phần ở trên, kỹ thuật làm cầu răng sứ buộc phải mài cùi của hai răng thật để làm cầu chụp lên vị trí của răng đã mất. Hiểu một cách đơn giản, bác sĩ sẽ tác động tới hai chiếc răng khỏe mạnh cạnh răng bị mất. Hai chiếc răng này phải chịu lực cho cả cầu răng. Nếu lực này thực hiện trong suốt thời gian dài sẽ làm cho chúng bị yếu dần đi. Cầu răng không còn được chắc khỏe như lúc mới phục hình.
Theo khảo sát thực hiện trên bệnh nhân đã trồng răng sứ bắc cầu thì hiệu quả ăn nhai tương đường khoảng 70% so với sức nhai của răng thật. Bởi vậy, bệnh nhân có thể ăn uống thoải mái hơn so với hàm răng giả tháo lắp. Tuy nhiên so với trồng răng implant thì trồng răng bắc cầu sẽ không tốt bằng.
– Trồng răng bắc cầu sứ có thể sử dụng lâu dài không?
Trồng răng bắc cầu sứ có thể sử dụng lâu dài không hay độ bền của cầu răng sứ là bao lâu cũng được nhiều người quan tâm. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất liệu răng sứ, tay nghề bác sĩ và cách chăm sóc răng miệng của người bệnh.
Thông thường, độ bền của cầu răng sứ kéo dài khoảng 7- 10 năm. Nếu bạn chú ý chăm sóc cẩn thận, chu đáo hơn thì có thể sẽ duy trì được lâu hơn. Ngoài ra, chất liệu răng sứ được chia làm 2 loại chính là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Răng sứ kim loại có độ bền từ 5- 7 năm, còn răng toàn sứ có độ bền từ 10- 20 năm.
– Trồng răng sứ bắc cầu có gây hôi miệng không?
Một số người e ngại trồng răng sứ bắc cầu vì sợ khó vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên điều này lại rất dễ dàng. Bạn chỉ cần sử dụng bàn chải với đầu nhỏ, sợi lông mềm, kết hợp cùng chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ sạch vi khuẩn. Bên cạnh đó, hãy chú ý đi khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để bác sĩ lấy cao răng, tránh tình trạng bị hôi miệng.
– Trồng răng sứ bắc cầu có bị tiêu xương không?
Làm cầu răng sứ không thể khôi phục được chân răng đã mất. Bởi vậy khó ngăn chặn được biến chứng tiêu xương. Qua thời gian, phần xương hàm này không nhận bất kỳ kích thích nào từ hoạt động ăn nhai của chân răng nên dần thoái hóa và tiêu dần cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Xương hàm bị tiêu biến dẫn tới các biến chứng như sụt lún các răng bên cạnh, khuôn mặt hóp lại,…
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề trồng răng sứ bắc cầu, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ